Một trong những thiết bị hỗ trợ công việc không thể thiếu với nhân viên bảo vệ đó chính là bộ đàm. Thiết bị này có ưu điểm nhỏ gọn, giúp cho bảo vệ có thể xử lý nhanh, hiệu quả khi cần trao đổi với đồng nghiệp, cấp trên. Hãy cùng tìm hiểu về bộ đàm bảo vệ như phân loại, quy trình và cách sử dụng chi tiết ra sao qua bài viết chia sẻ dưới đây nhé!
Bộ đàm là gì?
Bộ đàm là thiết bị thu phát vô tuyến hoặc máy lien lạc vô tuyến hai chiều. Thiết bị này sử dụng sóng vô tuyến để truyền thông tin dưới dạng âm thanh cho các thiết bị khác. Có thể xem bộ đàm như thiết bị liên lạc di động cầm tay hết sức tiện lợi và nhỏ gọn. Một thiết bị bộ đàm có thể liên lạc với một hoặc nhiều bộ đàm khác thông qua tốc độ cao của sóng vô tuyến (300.000 km/s).
Trước đây, bộ đàm chủ yếu được dùng trong các lĩnh vực cần sự bảo mật cao như chính phủ, an ninh quân sự. Tuy nhiên, hiện nay bộ đàm được sử dụng phổ biến hơn. Phải kể đến đó là các doanh nghiệp tư nhân chuyên cung cấp dịch vụ bảo vệ tòa nhà, sự kiện, nhà hàng, công trình xây dựng… Bộ đàm sẽ hỗ trợ tốt nhất cho việc bảo vệ an ninh, an toàn và nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên trong công ty.
Cấu tạo của bộ đàm
Bộ đàm có cấu tạo khá đơn giản, gồm các bộ phận gồm:
- Anten
- Nút PTT
- Nút lập trình cài đặt tần số
- Mic thu
- Loa phát
- Nút nguồn chỉnh âm lượng
- Nút chuyển kênh
Ưu điểm của bộ đàm cầm tay
- Có thể liên lạc tốc độ nhanh chóng với nhiều thiết bị cùng lúc bằng cách nhấn giữ nút PTT
- Không mất phí sử dụng
- Không cần đăng ký mạng viễn thông như điện thoại di động
Bộ đàm có bao nhiêu loại?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bộ đàm khác nhau về công nghệ, môi trường sử dụng, dải tần số. Mỗi loại sẽ phù hợp với từng yêu cầu riêng khác nhau. Để chọn được bộ đàm phù hợp, bạn cần tìm hiểu kỹ về các loại bộ đàm dưới đây:
Phân loại theo công nghệ
Có hai loại công nghệ đó là công nghệ Analog và công nghệ kỹ thuật số.
- Công nghệ Analog: Tín hiệu bộ đàm diễn ra liên tục, biểu thị bằng đồ thị liên tục hình Sin, Cos hoặc đường cong bất kỳ. Đặc trưng của bộ đàm này đó là tính hiệu mạnh, ổn định, âm thanh trong và giống thực tế. Giá thành của bộ đàm Analog rẻ nên được sử dụng khá nhiều.
- Công nghệ kỹ thuật số: Là công nghệ tín hiệu bộ đàm chia làm từng gói tín hiệu nhỏ và truyền đi. Các tín hiệu được giải mã và ghép lại thành tín hiệu ban đầu. Có nhiều loại bộ đàm kỹ thuật số khác nhau như FDMA, TDMA… Mỗi loại sẽ có ưu nhược điểm khác nhau.
Phân loại theo môi trường sử dụng
Tùy thuộc vào môi trường sử dụng mà bộ đàm sẽ được chia thành 3 loại dưới đây.
- Bộ đàm dùng trên đất liền: Là bộ đàm được dùng nhiều trong các nhà hàng, khách sạn, nhà máy. Ưu điểm của bộ đàm này đó là khả năng chống va đập theo tiêu chuẩn quân sự Mỹ.
- Bộ đàm sử dụng trên biển: Là thiết bị chuyên dụng cho môi trường trên biển. Khả năng chống nước mạnh mẽ theo tiêu chuẩn IPX7 trở lên và được cài sẵn 88 kênh hàng hải, các kênh liên lạc quốc tế.
- Bộ đàm sử dụng cho hàng không: Là bộ đàm có tần số cho ngành hàng không. Gồm có bộ đàm cầm tay và bộ đàm gắn cố định trên máy bay.
Phân loại theo dải tần số
Ngoài bộ đàm phân loại theo công nghệ, môi trường sử dụng thì còn có những bộ đàm được phân loại dựa vào dải tần số. Kể đến đó là: Máy độ đàm HF, máy bộ đàm VHF, UHF, 3G/4G-LTE, IP…
Quy trình và cách sử dụng bộ đàm bảo vệ chuyên dụng
Tùy vào từng yêu cầu, tiêu chí, điều kiện kinh tế mà các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ sẽ chọn loại bộ đàm phù hợp trong số các loại bộ đàm kể trên. Tuy nhiên, dù là loại bộ đàm nào đi chăng nữa thì để đảm bảo an ninh an toàn khi thực hiện nhiệm vụ, công việc thì nhân viên bảo vệ cũng cần phải nắm rõ quy trình, cách sử dụng bộ đàm.
Trước khi sử dụng bộ đàm
Để có thể sử dụng bộ đàm đạt hiệu quả cao nhất thì cần phải tiến hành kiểm tra bộ đàm thật kỹ lưỡng. Cụ thể:
- Bộ đàm bảo vệ phải được cài đặt và lập trình trước mới có thể sử dụng được. Các máy cần phải được chỉnh đến tần số sử dụng trong khu vực nhất định, cộng thêm 1 số tần số của bảo vệ lân cận. Các công ty bảo vệ sẽ chia sẻ với nhau 1 hoặc nhiều kênh phát được chỉ định “khẩn cấp”.
- Bộ đàm bảo vệ phải luôn trong trạng thái đầy năng lượng để sử dụng cả ngày dài. Vì thế, bảo vệ cũng phải được trang bị thêm sạc dự phòng và khi thay ca bàn giao lại bộ đàm phải thông báo về tình trạng pin
- Pin của bộ đàm bảo vệ phải được sạc thường xuyên. Một số loại pin cho bộ đàm phải được xả hoàn toàn trước khi được nạp lại, nếu không pin sẽ nhanh bị chai và dễ hư hỏng.
Khi sử dụng
Sau khi đã kiểm tra bộ đàm kỹ lưỡng, bảo vệ cần phải nắm được quy cách sử dụng sao cho chuyên nghiệp, hiệu quả.
- Nhân viên bảo vệ cần phải có kỹ năng sử dụng bộ đàm khắt khe hơn vì tính chất bảo mật thông tin cao. Khi sử dụng bộ đàm để liên lạc, cần chắc chắn không có ai đang nói trên sóng bộ đàm ngay lúc đó.
- Cần phải nói to, rõ ràng để truyền thông tin nhanh chóng nhất. Thông tin cân ngắn gọn, xúc tích. Nếu nội dung quá dài thì nên chia nhỏ thành nhiều lần. Không sử dụng bộ đàm như điện thoại mà cần phác họa những gì muốn nói trước khi nói trên sóng bộ đàm.
- Không trải đổi những việc không liên quan, không cần thiết. Chỉ sử dụng mã số khi liên lạc thay vì gọi tên. Không nêu tên cá nhân, tên công ty trên bộ đàm. Bộ đàm khi nói cần đưa lên giữ cách miệng 5cm, không trảo đổi thông tin bảo mật, kế hoạch di chuyển, tiền bạc trên bộ đàm bởi có thể bị nghe thấy nếu ai đó có cùng tần số sóng.
- Bộ đàm là sản phẩm đắt tiền nên nhân viên bảo vệ phải có trách nhiệm giữ gìn, tránh làm mất hay thất lạc. Các nhân viên bảo vệ phải ký nhận và luôn mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi.
Vì là thiết bị quan trọng giúp hỗ trợ công việc cho nhân viên bảo vệ một cách tốt nhất nên các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ uy tín, chuyên nghiệp sẽ chọn loại bộ đàm phù hợp, chất lượng cao. Bảo vệ Bách Thắng – công ty chuyên cung cấp các dịch vụ bảo vệ uy tín luôn trang bị cho đội ngũ nhân viên bảo vệ của mình những thiết bị máy bộ đàm hiện đại, tiên tiến nhất.
Liên hệ hotline: 0911.911.577 nếu bạn đang có nhu cầu về dịch vụ bảo vệ.
Trên đây là những thông tin cần biết về bộ đàm như phân loại, quy trình và cách sử dụng chi tiết nhất. Hy vọng rằng đã giúp bạn hiểu hơn về thiết bị này!