Tìm hiểu đuối nước là gì và cách sơ cứu khi gặp sự cố

Đuối nước là tai nạn xảy ra phổ biến ở các khu vực gần biển, sông, suối, hồ,… Đây cũng là 01 trong 03 nguyên nhân chính gây nên tử vong cho thanh – thiếu niên hiện nay. Đuối nước có thể xảy ra tại bất kỳ nơi nào có nước khi không cẩn thận. Do đó cần tìm hiểu kỹ đuối nước là gì và cách sơ cứu để vừa bảo vệ sức khỏe của bản thân, vừa bảo vệ sức khỏe cho những người xung quanh. Cùng bảo vệ Bách Thắng tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng đuối nước trong nội dung dưới đây nhé.

Đuối nước là gì và cách sơ cứu 1
Đuối nước là nguyên nhân tử vong lớn cho trẻ em hiện nay

1.     Đuối nước là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, đuối nước là hiện tượng suy hô hấp xảy ra ở người lớn hoặc trẻ nhỏ khi bị chất lỏng xâm nhập vào khí quản gây khó thở. Hậu quả do ngạt thở có thể dẫn tới tình trạng không tử vong (gần chết đuối) hoặc tử vong. Một số trường hợp còn để lại những tổn hại nghiêm trọng khác cho hệ thần kinh.

–       Phân biệt đuối nước ướt và đuối nước khô

Đuối nước được phân chia thành 02 loại là đuối nước ướt và đuối nước khô

+       Đuối nước ướt

Đuối nước ướt là tình trạng đuối nước khi nạn nhân có đường hô hấp bị ngập nước. Đây là tai nạn đuối nước phổ biến nhất hiện nay. Sau khi nạn nhân rơi xuống nước, đầu sẽ bị chìm dưới nước. Khi đó nạn nhân sẽ có phản xạ ngừng thở khoảng 02 phút. Tiếp đó họ phải thở do hết khí oxy, khi hít thở nước sẽ xâm nhập vào mũi, miệng. Tai nạn này sẽ gây tử vong trong vòng 02 – 04 phút.

+       Đuối nước khô

Đuối nước khô là tình trạng đuối nước xảy ra do xuất hiện các triệu chứng co thắt thanh quản khi đầu nạn nhân bị ngập trong nước. Tình trạng này khiến các mô tế bào bị thiếu oxy và có thể dẫn đến tử vong trong vòng 2-3 phút

–       Bệnh lý do tình trạng đuối nước gây nên

Khi xảy ra tình trạng đuối nước thì một số bệnh lý phổ biến thường xảy ra gồm:

+       Ngạt thở cấp tính do thiếu oxy

Thiếu oxy là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chết đuối. Thiếu oxy ảnh hưởng đến não bộ, tim và các cơ quan khác. Thiếu oxy não có thể gây ra tình trạng phù não hoặc gây ra di chứng thần kinh vĩnh viễn. Ngoài ra, thiếu oxy còn gây ra tổn thương phổi dẫn đến tính trạng thiếu oxy muộn. Trong quá trình hít thở do thiếu oxy có thể khiến các hạt bụi, hóa chất bị hút vào phổi. Điều này gây ra các bệnh viêm phổi do vi khuẩn hoặc viêm phổi hóa học.

+       Hạ thân nhiệt

Khi tiếp xúc với nước lâu cơ thể sẽ bị hạ thân nhiệt. Tình trạng hạ thân nhiệt có thể được kích thích bằng phản xạ tuy nhiên nếu để lâu có thể gây nguy hiểm tính mạng. Ngoài ra, thân nhiệt hạ sẽ làm giảm nhu cầu oxy của các mô, điều này gây tổn thương mô và làm tăng nguy cơ tử vong.

+       Toan chuyển hóa

Tình trạng toan chuyển hóa xảy ra khi nạn nhân bị thiếu oxy ở mô tế bào, ứ đọng axit lactic, rối loạn điện giải và gây ra tình trạng nôn mửa nhiều. Toan chuyển hóa có thể làm tán huyết, tăng lượng kali, natri,… trong máu.

+       Các thương tích khác

Đối với các tai nạn đuối nước nước xảy ra ở người lướt sóng, lướt mặt nước, đi thuyền,… có thể bị các chấn thương khác do quá trình va chạm. Một số bộ phận dễ chấn thương gồm xương, đầu, mô mềm,… Một số trường hợp còn dẫn đến thương tích cổ hoặc các khu vực cột sống khác.

Đuối nước là gì và cách sơ cứu 2
Đuối nước gây ra nhiều bệnh lý khác nhau cho cơ thể

2.     Nguyên nhân gây ra đuối nước

Bạn đã hiểu đuối nước là gì cũng như các bệnh lý của tình trạng đuối nước. Vậy nguyên nhân gây ra đuối nước do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn đuối nước nhưng phổ biến là các nguyên nhân sau:

  • Người bị rơi xuống nước không biết bơi.
  • Lựa chọn chơi gần các khu vực hồ, nước sâu, sông, suối,…
  • Tập bơi khi không có đồ bảo hộ.
  • Bơi tại các vùng nước nguy hiểm không có biển báo.
  • Do sức khỏe không tốt của người bơi lội.
  • Sử dụng rượu, bia hay các chất có cồn khác khi bơi, lội.
  • Các nguyên nhân khách quan khác như do thiên tai, lũ lụt,…

Tại Việt Nam, tình trạng đuối nước mỗi năm xảy ra tương đối nhiều. Nguyên nhân là do nước ta có đường bờ biển dài, nhiều ao, hồ, sông, suối,… Mặt khác do các hoạt động diễn ra gần nước liên tục nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn.

3.     Các sơ cứu người đuối nước đúng quy trình

Người đuối nước có khả năng sống sót cao nếu được cơ cứu đúng cách theo đúng quy trình. Để cấp cứu người đuối nước đúng cách thì cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Nhanh chóng đưa nạn nhân đuối nước ra khỏi mặt nước. Khi thực hiện đưa nạn nhân ra khỏi nước cần tiến hành nhanh chóng và an toàn bởi nếu để các lâu thì việc sơ cứu sẽ càng khó khăn.
  • Bước 2: Đặt nạn nhân nằm thẳng ở nơi thoáng khí. Chú ý giữ ấm cơ thể cho nạn nhân tránh tình trạng hạ thân nhiệt.
    • Nếu nạn nhân bị bất tỉnh thì cần kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách áp tai vào lồng ngực.
    • Nếu bạn nhân có dấu hiệu ngưng thở thì cần thực hiện hô hấp nhân tạo để hồi phục chức năng của tim, phổi. Các bước hô hấp nhân tạo đúng gồm:
      • Đặt nạn nhân nằm nghiêng sang trái, dùng khăn sạch kiểm tra và loại bỏ các dị vật có trong miệng và mũi.
      • Thực hiện hà hơi, thổi ngạt kết hợp với hoạt động ép tim ngoài lồng ngực. Công thức 15:2 (ép tim 15 cái và thổi ngạt 2 cái) nếu có 02 người cùng thực hiện hoặc công thức 30:2 nếu có 01 người. Kiên trì thực hiện cho đến khi mạch đập và nạn nhân thở bình thường trở lại.
    • Bước 3: Khi nạn nhân thở và nôn nước ra ngoài thì nên đặt nằm nghiêng và kê cao gối. Làm như vậy để nước dễ chảy ra ngoài và nạn nhân không bị ngạt.
    • Bước 4: Sau khi đã thực hiện sơ cứu thành công thì cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và theo dõi.

Khi thực hiện sơ cứu người bị đuối nước nên cần tránh các điều sau:

  • Tuyệt đối không được dốc ngược nạn nhân và vách lên vai rồi chạy.
  • Không thực hiện hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực ngay mà cần thực hiện sơ cứu cơ bản trước. Các bước sơ cứu này sẽ quyết định đến khả năng sống sót và hạn chế di chứng não có thể xảy ra.
Đuối nước là gì và cách sơ cứu 3
Sơ cứu đuối nước đúng cách giúp hạn chế tử vong, tổn thương

4.     Cách phòng tránh tình trạng đuối nước

Để hạn chế tình trạng đuối nước thì mỗi người cần nghiêm túc thực hiện cũng như tuân thủ các kỹ năng phòng, chống đuối nước như sau:

  • Học bơi ngay cho trẻ em từ khi còn nhỏ.
  • Lắp đặt các rào chắn tại khu vực có nước.
  • Thực hiện giám sát và không cho trẻ em chơi ở những khu vực gần sông, hồ, bể bơi,…
  • Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn, phao cứu hộ khi tham gia các hoạt động dưới nước.
  • Lắp đặt các biển báo nguy hiểm, cảnh báo độ sâu hay biển báo cấm tại các khu vực không được phép.
  • Yêu cầu siết chặt các quy định về vận tải, tàu thuyền và an toàn sông nước.
  • Thường xuyên phổ biến và luyện tập các kỹ năng phòng chống lũ lụt, thiên tai.
  • Trang bị đầy đủ các thiết bị cứu hộ, cứu nạn để kịp thời sử dụng khi cần thiết.

5.     Bảo vệ Bách Thắng – dịch vụ bảo vệ an toàn mọi lúc mọi nơi

Để thực hiện phòng tránh tình trạng đuối nước hiệu quả thì bạn nên lựa chọn dịch vụ bảo vệ Bách Thắng. Bách Thắng là đơn vị bảo vệ chuyên nghiệp có kiến thức và kỹ năng tốt phục vụ khách hàng. Mỗi dịch vụ của công ty cung cấp đều được đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Bách Thắng có đội ngũ bảo vệ chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản về mọi kỹ năng, nhất là các kỹ năng cứu hộ, cứu nạn, sơ cứu,… Bên cạnh đó, công ty cũng trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, chuyên nghiệp nhằm giúp công tác bảo vệ an toàn về người và tài sản tốt hơn. Lựa chọn Bách Thắng là lựa chọn sự an toàn, chuyên nghiệp.

Trên đây là những thông tin hữu ích về đuối nước là gì và cách sơ cứu mà Bảo vệ Bách Thắng cung cấp đến khách hàng. Hi vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn biết được cách phòng tránh khi xảy ra tai nạn. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, hiệu quả thì hãy lựa chọn các dịch vụ bảo vệ của công ty bảo vệ Bách Thắng.

Chia sẻ