Chập điện là một mối nguy hiểm lớn, gây ra nhiều thiệt hại về tài sản, thậm chí là sức khỏe và tính mạng của con người. Vậy nguyên nhân gây chập điện là do đâu? Làm sao để phòng tránh chập điện? Cách khắc phục sự cố chập điện là gì? Tìm hiểu ngay cũng Bảo vệ Bách Thắng trong bài viết sau đây nhé!
Nguyên nhân gây chập điện
Chập điện là một trong những yếu tố chính gây ra nhiều vụ cháy nổ thương tâm với mức độ thiệt hại nặng nề. Vậy hiện tượng chập điện là gì?
Chập điện là hiện tượng xảy ra khi 1 phần của dòng điện dây dẫn điện dương chạm vào 1 dây trung tính hoặc một phần của mạch và cho điện trở thành 1 đường dẫn có ít điện trở. Điều này khiến cho điện trở của dây dẫn tăng lên đột ngột và sinh ra lửa điện, làm phá hủy các thiết bị điện.
Có nhiều nguyên nhân gây chập điện và nhiều yếu tố khác nhau tác động đến vấn đề này. Tuy nhiên 5 nguyên nhân gây chập điện chủ yếu như sau:
Do chập mạch điện
Đây là nguyên nhân gây chập điện có tỷ lệ xảy ra cao nhất . Các pha điện chập với nhau hoặc dây pha chạm đất khiến cho điện trở dây dẫn giảm. Đồng thời, cường đồ dòng điện tăng đột ngột làm cháy lớp cách điện của dây dẫn. Từ đó, phát ra các tia lửa điện gây cháy thiết bị điện.
Các nguyên nhân làm chập mạch điện như sau:
- Khoảng cách giữa hai dây dẫn trần không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Lớp vỏ cách điện của dây dẫn bị mất.
- Các đầu nối dây dẫn điện bị đấu nối sai kỹ thuật.
- Lớp vỏ bảo vệ cách điện của dây dẫn điện đã cũ và bị ăn mòn.
Quá tải mạch điện
Quá tải mạch điện cũng là một nguyên nhân gây chập điện mà ta thường thấy.
Điều này xảy ra do các thiết bị sử dụng điện có công suất tiêu thụ điện lớn nhưng hệ thống đường dây dẫn điện không thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các thiết bị. Hoặc do hệ thống mạch điện không được lắp đặt các thiết bị bảo vệ như Aptomat, cầu chì…
Một số dấu hiệu giúp bạn có thể tự nhận biết hiện tượng quá tải mạch điện:
- Có hiện tượng bị nhảy CB điện, cầu dao bị chập gây mất điện.
- Ổ cắm, công tắc phát ra tiếng ồn, chạm vào thấy ấm và có mùi khét.
- Ổ cắm bị cháy xém.
- Aptomat tự động nhảy nhảy.
- Các thiết bị dùng điện có hiện tượng bị yếu (bóng đèn sáng yếu, máy quạt chạy chậm, máy lạnh ít lạnh,…)
Các mối nối điện thực hiện sai kỹ thuật
Thông thường, các mối nối điện ở các vị trí ổ cắm và phích cắm được thực hiện không đúng kỹ thuật (không phù hợp, lỏng lẻo, bị hở hay khi cắm không chặt,…) sẽ khiến cho điện trở tiếp xúc tăng cao. Điều này gây phóng điện move, dẫn đến cháy điện bên trong và cháy các trang thiết bị kế bên. Đây cũng là một nguyên nhân gây chập điện mà nhiều người thường mắc phải.
Sự truyền nhiệt của các thiết bị điện
Trong suốt quá trình sử dụng, việc các thiết bị điện tỏa nhiệt là điều không thể tránh khỏi. Nếu chúng ta không kịp thời phát hiện và vẫn tiếp tục sử dụng khi thiết bị đang tỏa nhiệt quá nhiều mà không được làm mát sẽ khiến cho vỏ bọc dây dẫn điện bị nóng chảy, gây cháy nổ và làm chập điện.
Hiện tượng phóng điện do sét
Đây là một nguyên nhân gây chập điện ít xảy ra. Tuy nhiên chúng ta cũng cần tìm hiểu để biết và có thể phòng tránh nó.
Sự va chạm giữa các điện tích (-) và điện tích (+) sẽ làm phát sinh ra những tia sét. Các tia sét có sức nóng ngang với mặt trời và chúng được thu hút bởi các vật thể mang điện như tán cây hay các vật có thể dẫn điện. Từ đó gây ra các hiện tượng chập điện.
Các cách phòng tránh chập điện bạn nên biết
Để có thể phòng tránh hiện tượng chập điện, chúng ta sẽ dựa trên các nguyên nhân gây chập điện mà Bách Thắng đã nêu ra ở trên.
Phòng tránh chập mạch điện
Để đảm bảo các mạch điện hoạt động tốt và hạn nguyên nhân gây chập điện này xảy ra, bạn có thể tham khảo các biện pháp sau:
- Trong trường hợp sử dụng dây dẫn trần, cần đảm bảo khoảng cách tối thiểu là 0,25m.
- Thường xuyên kiểm tra và chắc chắn rằng các đầu nối với nhau phải thật chặt và nối so le, không bị hở và không chạm vào nhau.
- Những dây nối trung tính không được phép xếp chồng lên nhau.
- Tuyệt đối không sử dụng các vật dụng dẫn điện như dây thép, đinh…để cố định dây dẫn.
Phòng tránh hiện tượng quá tải mạch điện
Các biện pháp phòng tránh hiện tượng quá tải như sau:
- Sử dụng dây dẫn có tiết diện phù hợp với công suất sử dụng điện của các thiết bị nhà bạn.
- Nên sử dụng xen kẽ các thiết bị dùng điện có công suất lớn trong nhà (máy bơm nước, máy nước nóng lạnh, điều hòa, máy lọc nước…) và hạn chế sử dụng nhiều thiết bị điện vào các giờ cao điểm để tránh quá tải điện.
- Cần thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, đường dây điện, vỏ bọc cách điện của dây dẫn…để đảm bảo xử lý các sự cố kịp thời nếu có.
- Nên sử dụng cầu dao, aptomat, cầu chì, rơ le…để đóng ngắt cũng như bảo vệ các thiết bị điện có thể bị hư hỏng do quá tải mạch điện.
Phòng tránh hiện tượng chập mạch điện do mối nối điện không đúng kỹ thuật
- Ổ cắm và phích cắm dùng chung phải phù hợp, ăn khớp với nhau và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Khi cắm phích cắm vào ổ cắm nên cắm hoàn toàn phần chân phích cắm, cắm dứt khoát. Tránh cắm giữa chừng và lay mạnh phích cắm.
- Cần vặn chặt mối nối và sử dụng băng keo chuyên dụng bọc kỹ các mối nối hở.
- Không kéo căng đường dây dẫn điện, không treo đồ vật lên trên đường dây điện.
- Thường xuyên kiểm tra cầu dao, cầu chì, dây dẫn điện thường xuyên tránh rỉ sét, hỏng hóc hoặc bị hở mối nối.
Hiện tượng phóng điện do sét
Để hạn chế tình trạng này xảy ra, bạn có thể tham khảo các biện pháp sau:
- Tránh vắt dây điện trên các cây to, vì dễ bị các tia sét đánh xuống.
- Sử dụng các cột thu lôi tránh sét.
- Khi trời mưa có sấm sét, nên tắt các thiết bị có sóng như tivi, đầu thu chảo,wifi,…
Cách khắc phục sự cố chập điện
Để có thể khắc phục được sự cố chập điện, bạn cần phải tìm hiểu kỹ, có chuyên môn và kiến thức để xử lý tình huống.
Trong tình huống bị chập điện không quá phức tạp, bạn có thể xử lý theo các bước sau:
Ngắt cầu dao tổng
Khi có hiện tượng chập điện, việc đầu tiên mà bạn cần làm là bình tĩnh và ngay lập tức ngắt cầu dao tổng. Việc này sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng đến các thiết bị điện khác trong nhà và thậm chí là ngăn chặn việc cháy nổ lớn xảy ra.
Tiếp theo đó là gọi điện ngay cho đội cứu hỏa và bên kỹ thuật điện để được hỗ trợ và khắc phục sự cố kịp thời.
Tìm cách dập lửa
Để dập lửa, bạn cần lưu ý 2 điều sau:
- Trường hợp nguồn điện chưa ngắt: Sử dụng các vật dụng có khả năng cách điện như đất, cát, cành cây khô để tiếp cận cũng như gạt bỏ những đồ dùng dễ cháy ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuyệt đối không được kim loại để thực hiện.
- Trường hợp nguồn điện đã ngắt: Hãy cố gắng dập lửa thật nhanh bằng các vật dụng như bình chữa cháy, bao tải ẩm, vải ẩm, đất, cát,… Và bạn cần nhớ là tuyệt đối không dùng nước để dập lửa trong trường hợp cháy do chập điện.
Loại bỏ nguồn lửa còn sót lại
Sau khi bạn đã có thể khống chế được phần nào đám cháy, việc bạn cần làm là hãy kiểm tra xem thử lửa có còn cháy ở khu vực nào nữa không để loại bỏ triệt để.
Tuy nhiên, trong trường hợp chập điện nghiêm trọng, gây ra cháy nổ, bạn cần thoát ra khỏi đó ngay lập tức và liên hệ cho đội cứu hỏa đế được hỗ trợ, tuyệt đối không nên nán lại và tự xử lý trong trường hợp này.
Trên đây là 5 nguyên nhân gây chập điện chính cũng như một số biện pháp phòng tránh mà Bảo vệ Bách Thắng muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn và gia đình.