Top 7 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy bạn cần biết

Trang bị những kỹ năng thoát hiểm trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn là vô cùng cần thiết đối với mỗi người để kịp thời ứng phó với những tình huống khẩn cấp. Hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây của Bảo vệ Bách Thắng để chúng tôi có thể cung cấp cho bạn top 7 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy cần thiết nhất nhé!

Top 7 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy quan trọng với mỗi người

Các kỹ năng thoát hiểm khi có cháy là điều mà bạn bắt buộc cần phải biết và lan tỏa đến cho nhiều. người biết hơn. Dưới đây là top 7 kỹ năng thoát hiểm vô cùng quan trọng:

Giữ bình tĩnh

Việc đầu tiên mà bạn cần phải làm khi ứng khó với tình huống phát hiện ra có hỏa hoạn là phải giữ bình tĩnh để đầu óc được sáng suốt. Trong trường hợp đó là đám cháy nhỏ, hãy lấy bình chữa cháy và phun để dập lửa ngay lập tức. Trong trường hợp đó là đám cháy lớn, việc bình tĩnh càng phải được chú trọng hơn để tìm ra hướng giải quyết hiệu quả và an toàn nhất. Yếu tố bình tĩnh sẽ đóng vai trò quan trọng hàng đầu, giúp mọi người có thể sống sót sau hỏa hoạn.

Khi thấy đám cháy ngày càng lan rộng hơn, hãy thông báo cho những người trong cùng khu vực của mình được biết để có thể phối hợp với nhau dập tắt đám cháy hoặc phối hợp để thoát nạn thành công. Bạn có thể thông báo cho những người đó bằng cách hô hoán, đánh tiếng sao cho càng nhiều người biết càng tốt.

Xác định lối thoát hiểm an toàn nhất

Khi có đám cháy xảy ra, bạn cần phải nhanh chóng xác định lối thoát hiểm an toàn nhất trong khu vực mình đang sinh sống để nhanh chóng tìm cách thoát ra ngoài. Trong trường hợp đám cháy đó quá lớn, bạn cần lấy một chiếc chăn trùm kín người lại, có thể nó là chăn tẩm nước để dễ dàng thoát khỏi đám cháy.

Trong trường hợp bạn không thể chạy xuống hay thoát ra do đám cháy quá to thì hãy chạy ngược lên phía trên mái, trên tầng cao nhất và ra tín hiệu cho đội ngũ cứu hộ được biết. Không nên chui vào trong phòng của mình, đóng chặt cửa bởi bạn sẽ bị hít nhiều khói dẫn đến hôn mê và tử vong. Hãy xác định vị trí nguồn của ngọn lửa rồi di chuyển ra cửa thoát hiểm, tuyệt đối không nên sử dụng thang máy.

Top 7 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy 1
Xác định lối thoát hiểm an toàn nhất trong đám cháy

Chống nhiễm khói

Nếu như bạn chưa biết thì phần lớn những trường hợp tử vong khi có cháy là do bị nhiễm độc khói, ngạt khói. Do đó, một kỹ năng thoát hiểm vô cùng quan trọng là hãy lấy một chiếc khăn hoặc tấm vải tẩm nước rồi che kín mũi và miệng. Nó sẽ có chức năng như một chiếc mặt nạ phòng độc giúp bạn dễ thở hơn và tránh trường hợp bị ngạt khí phòng kín.

Hơn nữa, để hạn chế tối đa việc hít khói độc hại, hãy di chuyển bằng cách cúi thấp người hoặc bò trườn. Nếu thấy lửa và khói ở phía bên ngoài cửa thì cần đóng thật chặt, chèn kỹ các khe hở bằng khăn ẩm để không cho khói và lửa lan vào phòng.

Top 7 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy 2
Dùng khăn hoặc tấm vải tẩm nước che kín mũi và miệng để chống nhiễm khói

Xử lý khi bị bén lửa

Khi có đám cháy, nguy cơ bị bén lửa vào bản thân mình là không thể nào tránh khỏi. Trong trường hợp bạn không may bị bén lửa, tuyệt đối không được hấp tấp, hoảng hốt bỏ chạy bởi như vậy sẽ làm lửa cháy càng mạnh. Trong trường hợp này, hãy bình tĩnh và tìm đến nơi có nước để dập lửa hoặc ngay lập tức nằm xuống, dùng 2 tay úp vào mặt và lăn qua lăn lại.

Khi lửa làm cháy quần áo của bạn, hãy ngừng di chuyển, nằm xuống, lăn qua lăn lại, tuyệt đối không chạy bởi gió có thể làm lửa cháy mạnh hơn. Nếu bạn bị đè hay vùi lấp trong đám cháy, cần phải bình tĩnh, hít thở thật sâu và chờ người đến cứu, tuyệt đối không hoảng loạn sẽ làm bản thân kiệt sức.

Chú ý cách di chuyển

Kỹ năng di chuyển trong đám cháy là vô cùng quan trọng. Thông thường, khói sẽ có xu hướng bay lên phía trên nên bạn hay hạ thấp người xuống hoặc bò khi di chuyển trong đám cháy bởi ở sát mặt đất sẽ là nơi còn nhiều khí oxy nhất. Trong trường hợp xung quanh căn hộ của bạn đã bị lửa bao vây và không thể nào thoát ra ngoài, hãy chạy lên các chỗ thoáng như sân thượng, ban công, tuyệt đối không nhảy từ cửa sổ trên cao xuống.

Trong trường hợp bạn không thể nào thoát xuống tầng dưới thì hãy cân nhắc đến phương án thắt quần áo, chăn màn thành một sợi dây dài để thoát thân xuống qua đường cửa sổ. Trong trường hợp thật sự không thể thoát ra ngoài, hãy chú ý cách bảo vệ bản thân trong căn phòng kín, không để khói hay lửa lan vào trong phòng rồi chờ lực lượng cứu hộ ứng cứu.

Top 7 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy 3
Hạ thấp người xuống hoặc bò khi di chuyển là tốt nhất

Kỹ năng dập lửa

Ngay khi bạn phát hiện ra đám cháy, nếu là đám cháy nhỏ thì hãy giữ bình tĩnh và sử dụng bình cứu hỏa hay nước, khăn ướt, cát… để dập lửa ngay lập tức. Tuyệt đối không để nó lan rộng hơn. Nếu đó là đám cháy to, nên đánh động để nhiều người cùng biết rồi gọi ngay cho lực lượng cứu hỏa. Đây là một kỹ năng rất quan trọng giúp kìm hãm sự phát triển của các đám cháy và phần nào bảo vệ sự an toàn của bản thân cũng như những người xung quanh.

Tuyệt đối hợp tác với đội cứu hộ

Khi xảy ra hỏa hoạn, chỉ dẫn của đội cứu hộ hay lực lượng cảnh sát là vô cùng quan trọng nên bạn cần phải bình tĩnh và tuân theo tuyệt đối. Đặc biệt là trong những trường hợp đám cháy xảy ra ở siêu thị hay những nơi đông người. Tuyệt đối không sử dụng thang máy để thoát hiểm mà hãy chú ý những nơi có bảng exit và di chuyển theo lối đó.

Ngoài ra, những món đồ bảo hộ cũng vô cùng quan trọng để bạn có thể kịp thời bảo vệ bản thân khi xảy ra hỏa hoạn. Đó có thể là những món đồ như dây thoát hiểm, thang thoát hiểm, chăn thủy tinh dập lửa, mặt nạ phòng khói độc…

Top 7 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy 4
Trang bị thêm đồ bảo hộ để bảo vệ bản thân khi xảy ra hỏa hoạn

Một số lưu ý để xử lý khi xảy ra đám cháy

Bạn hãy lưu ý thêm một số điều sau đây để quá trình thoát hiểm của bản thân được diễn ra an toàn nhất:

  • Nhanh chóng báo cơ cơ quan phòng cháy chữa cháy để kịp thời thoát nạn.
  • Đóng chặt lại các cửa, chèn khăn ẩm để hạn chế khói từ bên ngoài có thể lan vào phòng.
  • Nếu cảm thấy bản thân mình còn đủ tỉnh táo và có đủ thể lực thì mới giúp đỡ những người xung quanh thoát ra.
  • Làm mọi cách để nhân viên cứu hộ có thể nhận ra bạn khi đang bị kẹt.
  • Chú ý sơ đồ vị trí hay các con đường thoát hiểm trong khu vực mình sinh sống để thoát nạn trong trường hợp khẩn cấp.
  • Tuân thủ hoàn toàn theo những hướng dẫn của nhân viên cứu hộ hay chỉ huy trong thời gian có cháy.
  • Khi thấy người khác bị bén lửa, hãy ngăn người đó di chuyển và yêu cầu họ nằm xuống đất, lăn đi lăn lại, dùng chăn mền ướt choàng người họ để dập lửa.
  • Nếu phát hiện thấy người bị ngắt ngạt khói hay bị bỏng, cần nắm được một số phương thức sơ cứu ban đầu rồi nhanh chóng cho nạn nhân đi cấp cứu.

Hy vọng những thông tin mà Bảo vệ Bách Thắng đã cung cấp phía trên sẽ giúp bạn có thể trang bị được cho mình top 7 cách thoát hiểm khi có cháy quan trọng nhất. Hãy thường xuyên theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhật thêm thông tin bổ ích mỗi ngày nhé!

Chia sẻ