10 công cụ hỗ trợ bảo vệ & cách sử dụng chi tiết nhất

Bảo vệ là người có trách nhiệm bảo vệ an ninh, trật tự và đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho các cơ quan, doanh nghiệp. Để có thể thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất thì bảo vệ cần được trang bị những công cụ hỗ trợ bảo vệ chuyên dụng. Vậy, bạn đã biết đến những món đồ này cũng như cách sử dụng chúng ra sao hay chưa? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Công cụ hỗ trợ bảo vệ là gì?

Công cụ hỗ trợ bảo vệ là tên gọi chung cho những thiết bị, dụng cụ được dùng để trang bị cho nhân viên bảo vệ. Những công cụ này sẽ hỗ trợ và giúp bảo vệ hoàn thành tốt công việc. Ngoài ra, công cụ hỗ trợ bảo vệ còn thể hiện sự chuyên nghiệp cho đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ. 

Tùy vào từng mức độ nguy hiểm, từng đối tượng cần bảo vệ mà công cụ hỗ trợ sẽ được trang bị khác nhau.

10 công cụ hỗ trợ bảo vệ (kèm cách sử dụng chi tiết nhất)

Dưới đây là 10 công cụ hỗ trợ bảo vệ cùng với cách dùng chi tiết nhất mà bạn nên nắm.

Đèn pin

Đây là đồ vật không thể thiếu với bảo vệ khi nó được dùng để tuần tra ban đêm, những nơi có hệ thống chiếu sáng kém. 

đèn pin công cụ hỗ trợ bảo vệ
 Đèn pin là dụng cụ không thể thiếu với nhân viên bảo vệ

Để sử dụng đèn pin hiệu quả nhất, cần lưu ý:

  • Luôn giữ tình trạng sử dụng tốt
  • Lắp bóng đúng theo chủng loại
  • Tránh va chạm mạnh, để rơi rớt
  • Kiểm tra cẩn thận khi bàn giao thay ca

Bộ đàm

Tại các công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp, bảo vệ thường là một đội ngũ hùng hậu. Để giúp nắm bắt thông tin kịp thời giữa các vị trí then chốt, rất cần đến bộ đàm. Đây là công cụ không thể thiếu với bảo vệ. Nhờ nó, bảo vệ sẽ nhanh chóng phối hợp với các nhân viên khác và đưa ra phương án hành động tối ưu, hiệu quả nhất.

bộ đàm công cụ hỗ trợ bảo vệ
Bộ đàm được dùng để liên lạc, trao đổi giữa các vị trí canh gác

Đây là thiết bị cầm tay, rất cần thiết với nhân viên bảo vệ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Thông thường, bộ đàm thường có công suất không quá 6W và sạc bằng pin nên rất hữu dụng và tiện lợi. 

Cách sử dụng: Bộ đàm thường có nút PTT nằm phía bên trái, khi muốn kết nối với bộ đàm khác, nhân viên bảo vệ chỉ cần nhấn giữ nút này trước và trong suốt quá trình thực hiện cuộc gọi. Sau khi nói xong, chỉ cần thả nút này ra và nghe phản hồi từ những máy bộ đàm khác.

Súng điện

Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực của nhân viên bảo vệ, thường được dùng cho những tình huống nguy hiểm và khẩn cấp. Tuy nhiên, công cụ này phải được cấp phép sử dụng bởi cơ quan có thẩm quyền. Không phải bảo vệ nào cũng sẽ được trang bị súng điện khi làm việc. Những nhân viên bảo vệ ngân hàng, khách sạn, vũ trường… hay những địa điểm nhạy cảm, thường xảy ra cướp giật thì có thể dùng súng điện. Thiết bị này có khả năng phát ra luồng điện mạnh, khiến đối tượng xấu bị tê liệt và dễ khống chế hơn. Nhờ vậy, những sự cố đáng tiếc sẽ được hạn chế xảy ra. 

Dùi cui điện

Tương tự súng điện, dùi cui điện cũng là công cụ hỗ trợ bảo vệ có khả năng sát thương, gây nguy hiểm tính mạng người khác. Vì thế, cần có sự cho phép trước khi sử dụng. Ngoài ra, nhân viên bảo vệ cũng cần được hướng dẫn kỹ trước khi dùng, tuyệt đối không làm dụng vào mục đích cá nhân.

đùi cui công cụ hỗ trợ bảo vệ
Dùi cui điện chỉ được dùng cho những trường hợp nguy hiểm

Dùi cui điện có thể phóng ra thành 3 khúc và có 3 nút chức năng như chờ/ngưng điện, còi báo động, đánh điện. 

Máy rà kim loại

Máy rà kim loại là công cụ hỗ trợ bảo vệ cần thiết cho những khu vực đông người ra vào, các sự kiện lớn. Công cụ này dùng để kiểm tra kim loại có trong người hay túi xách. Nhân viên bảo vệ sẽ bấm nút trên máy và rà xung quanh người, từ trên xuống hoặc dưới lên, phía trước, sau, bên hông. Máy phải đặt cách thân người 10cm. Trường hợp người bị kiểm tra có mang theo kim loại, đèn trên máy sẽ nháy đỏ và kêu báo động “tít tít”.

Máy bấm tuần tra

Được biết, đây là công cụ hỗ trợ bảo vệ rất nhỏ gọn, không cần cài đặt. Bảo vệ cầm máy và đi qua các vị trí cần giám sát, tích máy vào các chip tuần tra. Máy giám sát tuần tra bảo vệ kêu pip, hiển thị thời gian trên màn hình LCD là được.

Công cụ tự vệ

Gồm có gậy điện, côn, súng bắn cao su để bảo vệ có thể tự vệ trong trường hợp nguy hiểm, khẩn cấp.

Bộ dụng cụ sơ cấp cứu

Trong quá trình bảo vệ, không tránh khỏi những tình huống có người bị thương. Vì thế, bảo vệ cần được trang bị bộ dụng cụ sơ cấp cứu để hỗ trợ người bị trương trước khi được đưa đến cơ sở y tế. Bộ dụng cụ này bao gồm băng gạc, cồn sát khuẩn, mặt nạ phòng độc…

Điện thoại di động

Là công cụ hỗ trợ bảo vệ cơ bản mà nhân viên bảo vệ nào cũng cần có để liên lạc, báo cáo với khách hàng hay công ty.

Sổ ghi chép

Nhân viên bảo vệ cần ghi chép lại các vấn đề, lưu ý trong quá trình công tác. Điều này giúp thể hiện được tính chuyên nghiệp, giúp cho việc xử lý vấn đề nhanh chóng, hạn chế sai sót ở mức tối đa. Vì thế, rất cần đến sổ ghi chép nhỏ gọn, có thể mang theo bên người.  

Ngoài những công cụ hỗ trợ bảo vệ kể trên, nhân viên bảo vệ còn được trang bị thêm một số phụ kiện khác như thắt lưng bảo vệ. Đây là một bộ phận trong đồng phục bảo vệ. Thắt lưng này sẽ giúp bảo vệ có thể mang được tất cả các công cụ hỗ trợ bảo vệ bên mình một cách gọn gàng. Trong những trường hợp bảo vệ phải đối diện nhiều nguy hiểm sẽ được trang bị thêm áo giáp, găng tay bắt dao.

Quy định của pháp luật về việc sử dụng công cụ hỗ trợ bảo vệ

Các công cụ hỗ trợ bảo vệ không được tùy tiện sử dụng mà cần được cấp phép bởi các cơ quan có thẩm quyền. Theo Thông tư 45/2009/TT-BCA, những đơn vị chuyên nghiệp sẽ được phép sử dụng dụng cụ hỗ trợ bảo vệ. Các công ty dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp sẽ được phép mua, dùng những công cụ như gậy sắt, roi điện, dùi cui điện, roi cao su, gậy cao su. Để sử dụng hợp pháp, các công ty cần nộp hồ sơ xin giấy phép tại Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội – công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

công cụ hỗ trợ bảo vệ
Công cụ hỗ trợ bảo vệ cần được dùng theo quy định pháp luật

Những lưu ý khác:

  • Dụng cụ hỗ trợ bảo vệ chỉ được dùng khi có kế hoạch bài bản, trang bị cho nhân viên bảo vệ trong khi thực hiện công việc, nhiệm vụ của mình. Sau đó, phải bàn giao lại cho bộ phận quản lý.
  • Không dùng dụng cụ hỗ trợ bảo vệ ngoài mục đích công việc. Nếu vi phạm nghiêm trọng về quy định quản lý, sử dụng dụng cụ hỗ trợ sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
  • Các công ty dịch vụ bảo vệ cần phải có trách nhiệm quản lý chặt chẽ công cụ hỗ trợ bảo vệ cũng như chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc quản lý, trang bị, sử dụng những công cụ hỗ trợ bảo vệ. 

Công ty bảo vệ đào tạo nhân viên sử dụng công cụ hỗ trợ bảo vệ như thế nào?

Các công ty bảo vệ chuyên nghiệp – nơi có đội ngũ bảo vệ lớn để cung ứng cho các công ty, doanh nghiệp cần phải liên hệ với các cơ quan công an, lên kế hoạch đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ bảo vệ.Điều này giúp cho nhân viên bảo vệ nắm bắt và sử dụng công cụ hỗ trợ bảo vệ một cách hiệu quả, chuyên nghiệp theo đúng quy định pháp luật. 

Bách Thắng – đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung ứng nhân viên bảo vệ luôn có những lớp đào tạo huấn luyện chuyên nghiệp. Hơn ai hết, Bách Thắng hiểu rõ nhân viên bảo vệ cần có đủ nghiệp vụ, kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Hàng năm, Bách Thắng sẽ cùng với cơ quan công quan để đào tạo, huấn luyện trình độ nghiệp vụ cũng như kỹ năng sử dụng dụng cụ hỗ trợ bảo vệ. 

Bách Thắng hiện đang cung cấp tất cả các dịch vụ bảo vệ đa dạng như: bảo vệ tòa nhà, bảo vệ ngân hàng, bảo vệ nhà máy, bảo vệ sự kiện, bảo vệ nhà hàng – khách sạn, bảo vệ bệnh viện… Chúng tôi sẵn sàng cung cấp phương án bảo vệ tốt nhất, phù hợp nhất với mức giá cạnh tranh cho khách hàng có nhu cầu.

Để được tư vấn về dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp, quý khách hàng hãy liên hệ hotline: 0911 915 577.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về các công cụ hỗ trợ bảo vệ. Nếu có nhu cầu về dịch vụ bảo vệ, hãy liên hệ ngay với Bảo Vệ Bách Thắng để được tư vấn và hỗ trợ. 

Chia sẻ