Hướng dẫn 4 phương pháp hô hấp nhân tạo dễ thực hiện

Một trong những kỹ thuật sơ cứu vô cùng quan trọng và cần thiết đối với tất cả mọi người là phương pháp hô hấp nhân tạo. Việc này sẽ giúp bạn kịp thời xử lý với những tình huống xấu phát sinh, nhất là khi có người bị đuối nước. Vậy thì ngay trong bài viết sau đây, Bảo vệ Bách Thắng sẽ chia sẻ với bạn 4 phương pháp hô hấp nhân tạo chuẩn xác nhất. Cùng theo dõi để trang bị thêm kiến thức cho mình nhé!

Phương pháp hô hấp nhân tạo là gì?

Phương pháp hô hấp nhân tạo (hay artificial respiration) là một kỹ năng hỗ trợ giúp cho những đối tượng nào hiện tại đang mất khả năng tự thở vì lý do nào đó có thể tự mình hô hấp ổn định lại. Mục đích của phương pháp này là giúp cho không khí có thể lưu thông ổn định trong phổi và nhờ vậy, đối tượng đó được cung cấp đủ oxy cho hoạt động hô hấp.

Phương pháp hô hấp nhân tạo cần được thực hiện ngay khi phát hiện người đó có dấu hiệu ngừng thở, tại nơi người bệnh bị tai nạn trước khi đưa đến cơ sở y tế. Lý do là bởi khi ngừng thở, bệnh nhân sẽ không thể tự hô hấp và cung cấp oxy cho các tế bào của cơ thể, dẫn đến thiếu oxy cho tế bào thần kinh và chết não. Hô hấp nhân tạo kịp thời sẽ giúp bệnh nhân tăng khả năng sống sót.

phương pháp hô hấp nhân tạo 1
Phương pháp hô hấp nhân tạo giúp cho không khí có thể lưu thông ổn định trong phổi

Nguyên tắc của phương pháp hô hấp nhân tạo

Để thực hiện hô hấp nhân tạo mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh, cần đảm bảo đáp ứng những nguyên tắc sau:

  • Nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo càng sớm càng tốt, tốt nhất là khi phát hiện bệnh nhân ngừng thở bởi càng chần chừ sẽ làm bệnh nhân phục hồi khó khăn hơn.
  • Xác định chính xác nguyên nhân nạn nhân bị ngạt thở là loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân đó rồi mới tiến hành phương pháp hô hấp nhân tạo.
  • Đảm bảo kỹ thuật hô hấp nhân tạo khi thực hiện đúng, đủ tần số và đủ lực.
  • Hãy kiên trì thực hiện hô hấp nhân tạo đến khi nạn nhân có thể tự thở hoặc trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Đặt nạn nhân nằm tại vị trí thoáng khí, tránh nơi nào quá đông người hoặc quá lạnh.

4 phương pháp hô hấp nhân tạo ai cũng cần biết hay Có mấy phương pháp hô hấp nhân tạo?

Sau đây, Bảo vệ Bách Thắng sẽ chia sẻ cho bạn 4 phương pháp hô hấp nhân tạo phổ biến. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bạn hãy lựa chọn phương pháp phù hợp nhất nhé.

Phương pháp hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực

Khi thực hiện phương pháp hà hơi thổi ngạt này, bạn cần kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực để hiệu quả tốt hơn. Thực hiện các bước lần lượt như sau:

  • Đặt nạn nhân nằm ngửa tại vị trí thoáng mát, nới rộng quần áo.
  • Để đầu nạn nhân hơi ngửa bằng một vật đệm dưới cổ, lấy toàn bộ dị vật (nếu có) trong mũi và miệng. Trong trường hợp bệnh nhân nôn ói, tiết nhiều đàm nhớt thì phải lau bằng một miếng vải sạch hoặc hút cho nạn nhân.
  • Một tay bịt mũi, tay kia kéo hàm xuống dưới để bệnh nhân mở miệng. Hít một hơi thật sâu rồi ngậm miệng nạn nhân thổi thật mạnh. Trong lúc đó, quan sát lồng ngực bệnh nhân xem có di chuyển lên xuống khi thổi ngạt không.
  • Lặp lại phương pháp hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt cho đến khi bệnh nhân tự thở hoặc tối đa trong khoảng 30 phút.
  • Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng tim, cần kết hợp hà hơi thổi ngạt với xoa bóp tim ngoài lồng ngực với tần suất 30 lần ép tim thì thổi ngạt 2 lần.

Lưu ý: Tần số hà hơi thổi ngạt đối với người lớn và trẻ em trên 8 tuổi là khoảng 20 lần/phút và trẻ dưới 8 tuổi khoảng 20 – 30 lần/phút.

phương pháp hô hấp nhân tạo 2
Thực hiện phương pháp hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực

Phương pháp hô hấp nhân tạo Sylvester

Phương pháp hô hấp nhân tạo Sylvester được sử dụng trong trường hợp nạn nhân bị ngạt thở do vùi lấp hoặc khi nạn nhân đang có thai, có vết thương vùng bụng mà không thể nằm sấp.

Khi đó, đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu quay sang một bên và để đầu hơi ngửa về phía sau. Tiếp tục đảm bảo đường thở được thông thoáng và không có dị vật cản trở. Tiến hành phương pháp hô hấp nhân tạo Sylvester với tần số khoảng 15-20 lần/phút như sau:

  • Tạo thì thở ra: Gấp 1/3 dưới hai cẳng tay nạn nhân lên trước ngực, nhổm về phía trước với hai tay duỗi thẳng để ép mạnh tay lên thành ngực nạn nhân nhằm tống toàn bộ không khí ra ngoài.
  • Tạo thì hít vào: Kéo hai tay nạn nhân về phía đầu và ngả cả người ra sau.
phương pháp hô hấp nhân tạo 4
Phương pháp hô hấp nhân tạo Sylvester được sử dụng khi nạn nhân bị ngạt thở do vùi lấp

Phương pháp hô hấp nhân tạo Schaeffer

Tư thế của nạn nhân trong phương pháp hô hấp nhân tạo Schaeffer là đặt nạn nhân nằm sấp trên mặt phẳng, hai tay đưa lên đầu và mặt quay sang một bên, tiếp tục giữ đường thở được thông thoáng. Người thực hiện quỳ gối phía sau lưng nạn nhân, xòe 2 bàn tay ra rồi tiến hành như sau:

  • Tạo thì thở ra: Người thực hiện nâng người nạn nhân lên và dùng 2 tay ép mạnh lên lưng họ trong 2 giây. Thực hiện động tác này nhằm mục đích ép cơ hoành lên và đẩy khí trong phổi ra bên ngoài.
  • Tạo thì hít vào: Để phổi nở ra giúp không khí tự nhiên đi vào bằng cách chậm rãi buông 2 tay ra khỏi lưng của nạn nhân, cơ hoành lúc này sẽ hạ xuống.

Phương pháp hô hấp nhân tạo Schaeffer sẽ được thực hiện với tần số hô hấp nhân tạo khoảng 15-20 lần/phút.

Phương pháp hô hấp nhân tạo Nielsen

Phương pháp hô hấp nhân tạo Nielsen sẽ sử dụng khi cấp cứu bệnh nhân bị ngạt thở do đuối nước. Khi đó, cần để bệnh nhân nằm sấp, đầu gối lên 2 bàn tay nạn nhân và nghiêng sang một bên. Tiếp tục giữ đường thở được thông thoáng như phương pháp trên. Phương pháp hô hấp nhân tạo Nielsen với tần số hô hấp khoảng 10 – 12 lần/phút cần thực hiện như sau:

  • Ép mạnh hai tay vào lưng nạn nhân sao cho lòng bàn tay đè tại vị trí 2 xương bả vai. Lúc này, hơi ngả người về trước và ấn tay thẳng để vuông góc với thành ngực rồi buông đột ngột.
  • Nắm tay nạn nhân ở mỏm khuỷu tay và kéo cánh tay lên trên về phía đầu rồi lại trả về tư thế ban đầu.

Diễn tiến xảy ra khi thực hiện phương pháp hô hấp nhân tạo

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy việc hô hấp nhân tạo thực hiện có diễn tiến theo hướng tích cực hay không, cụ thể như sau:

Diễn tiến tốt

  • Hoạt động hô hấp của nạn nhân dần phục hồi và nạn nhân có thể tự thở được.
  • Lúc đầu, nhịp thở của nạn nhân sẽ hơi yếu. Người cấp cứu sẽ tiếp tục hô hấp cho đến khi nạn nhân thở ổn định, mạnh hơn.
  • Nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục cấp cứu.
phương pháp hô hấp nhân tạo 4
Diễn tiến tốt khi hô hấp nhân tạo cho nạn nhân bị đuối nước

Diễn tiến xấu

Nếu không thấy nạn nhân xuất hiện những dấu hiệu xấu, khả năng tử vong của nạn nhân sẽ rất dễ xảy ra. Hãy ngừng hô hấp nhân tạo nếu thấy xuất hiện dấu hiệu sau:

  • Thân nhiệt nạn nhân giảm nhanh xuống dưới 25 độ C.
  • Đồng tử giãn rộng.
  • Trên da xuất hiện một số vết bầm tím do máu tích tụ.
  • Dấu hiệu muộn nhất là tay chân nạn nhân cứng đờ.

Trên đây là một số thông tin về phương pháp hô hấp nhân tạo mà Bảo vệ Bách Thắng đã tổng hợp và gửi đến bạn. Hãy nắm bắt để kịp thời xử lý khi xảy ra các tai nạn khẩn cấp bạn nhé!

Chia sẻ